Dòng sản phẩm sơn epoxy chuyên dụng để sử dụng trong môi trường nước, ví dụ như dùng cho tàu biển được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Chúng đóng vai trò như lớp bảo vệ bề mặt sắt thép khi sử dụng trong những môi trường như nước biển, dầu thô, dầu nhiên liệu,… Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền dài lâu cho bề mặt đòi hỏi cần thực hiện quy trình thi công chuẩn kỹ thuật. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn về Quy trình thi công sơn phủ epoxy cho tàu biển chuẩn xác nhất hiện nay.
I. Sơn epoxy cho tàu biển. Ưu điểm nổi bật
Sơn epoxy cho môi trường nước, cụ thể là dùng cho tàu biển là loại sơn epoxy 2 thành phần bao gồm phần sơn và phần chất đóng rắn. Quy trình thi công sơn phủ epoxy cho tàu biển giúp bảo vệ chúng trước những tác động xấu của môi trường, từ đó mang lại tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao.
Một số ưu điểm nổi bật của loại sơn epoxy này như sau:
- Khả năng kháng nước, chống mài mòn, chống gỉ tuyệt vời
- Không bị tác dụng bởi axit sunfuric – một loại axit mạnh có thể ăn mòn kết cấu sắt thép, kim loại.
- Độ bền hoàn hảo trong môi trường dung môi, nước biển, hóa chất.
- Mang lại vẻ đẹp bền bỉ và chất lượng dài lâu cho bề mặt chủ.
- Bám dính tốt trên bề mặt kim loại.
- Sơn có tính chất dai, dẻo, độ co thấp trong suốt quá trình lưu hóa.
- Khả năng chịu va đập tốt.
II. Quy trình thi công sơn phủ epoxy cho tàu biển
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sơn phủ epoxy cho tàu biển
Bước 1: Xử lý bề mặt sắt thép
- Đây là một bước rât quan trọng trong quy trình kỹ thuật sơn epoxy cho kim loại của chúng tôi. Theo đó, bề mặt kim loại trước khi thi công cần được loại bỏ bụi bẩn, gỉ sắt bằng bàn chải cứng hoặc phun cát. Nếu có dầu mỡ cần sử dụng dung môi hữu cơ để tẩy rửa.
- Đối với bề mặt sắt thép đã được sơn chống gỉ lớp lót hoặc bề mặt sơn cũ thì cần đảm bảo bề mặt khô và không bị hư hại.
Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ sơn cần thiết
Việc chuẩn bị các dụng cụ phù hợp sẽ giúp tiết kiệm thời gian thi công và đảm bảo chất lượng công trình.
- Đối với các vị trí góc cạnh cần dặm vá sẽ sử dụng chổi quét sơn để thi công.
- Đối với các bề mặt sắt thép lớn, hãy sử dụng máy phun sơn để tiết kiệm thời gian thực hiện và đảm bảo bề mặt phẳng, đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
Bước 3: Thi công lớp sơn chống gỉ
Công đoạn này được thực hiện nhằm mục đích tạo chân bám cho kim loại và lớp sơn phủ màu tiếp theo.
- Nếu lớp sơn lót đã dùng alkyd thì phải sử dụng sơn chống rỉ phủ alkyd.
- Nếu lớp sơn lót đã dùng epoxy thì phải sử dụng sơn chống rỉ lớp lót epoxy.
*Lưu ý: Bạn chỉ cần sơn 1 lớp và để khô ít nhất 4 tiếng trước khi phủ lớp thứ 2.
Bước 4: Phủ lớp sơn màu hoàn thiện
Ở bước này, bạn cần pha trộn theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất để đảm bảo lớp sơn lên đúng màu và đảm bảo độ bền cho công trình. Lưu ý, sau khi trộn, bạn phải sử dụng ngay để tránh tình trạng sơn bị chết.
Bước 5: Nghiệm thu
Bề mặt sau khi hoàn thiện phải có độ phẳng mịn, láng bóng, đều màu.
III. Công dụng của sơn phủ epoxy cho tàu biển
Tàu biển hoạt động trên bề mặt nước biển – nơi có nồng độ mặn của muối và tính axit cao nên tàu biển rất dễ bị ăn mòn. Nhằm tránh tình trạng ăn mòn tàu biển, nhiều người đã chọn dùng sơn tàu biển để bảo vệ con tàu của mình. Thế nhưng, Sơn Dùng Tàu Biển lại được chia thành nhiều loại. Và tùy từng nhu cầu mà bạn sẽ chọn cho mình loại Sơn Dùng Tàu Biển thích hợp nhất.
Sơn Dùng Tàu Biển ngoài khả năng chống rỉ cao. Thì còn được thiết kế nhằm bảo vệ cho các con tàu trên biển và các phương tiện hàng hải. Sơn Dùng Tàu Biển có những công dụng nổi trội như sau:
- Dùng để trang trí: Sơn dành cho tàu biển có công dụng trang trí tàu biển một cách hoàn hảo. Nhờ vào những màu sắc đa dạng như đỏ, nâu đỏ, xám ghi, xanh, vàng, cam và màu nhũ giúp tăng vẻ thẩm mỹ cho con tàu.
- Hạn chế rỉ sét: Sơn dành cho tàu biển có công dụng chống rỉ một cách tuyệt vời. Hạn chế tối đa được sự ăn mòn và rỉ sét bám vào vỏ tàu biển. Đem đến nhiều lợi ích cho các ngư dân, giúp tiêu giảm năng lượng và thời gian. Từ đó tăng tốc độ di chuyển của tàu.
- Bảo vệ kết cấu: Sơn dành cho tàu biển có khả năng hạn chế và chống được sự ăn mòn kim loại. Giúp bảo vệ các kết cấu cho tàu biển tránh được sự bào mòn từ nước biển gây nên.
- Sơn Dùng Tàu Biển còn giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian, nhiên liệu.
Cách sử dụng Sơn Dùng Tàu Biển hiện nay:
- Phần đáy tàu: Phù hợp với bề mặt gỗ và kim loại. Nhằm mục đích bảo vệ và tăng kết dính lớp phủ màu. Ngăn chặn khả năng gây rỉ từ bên trong.
- Phủ màu hai thành phần: Trên bề mặt đã dùng sơn lót. Đây là lớp trang trí và làm đẹp cho tàu thuyền biển và gỗ. Mặt khác, bảo vệ tàu khỏi sự ăn mòn của các tác nhân trong nước biển.
- Lớp phủ Chống hà: phần ngoài cùng của dưới đáy tàu thường bị bám bởi rêu, vi sinh vật dưới biển. Gây gỉ ăn mòn phá hủy đáy tàu thuyền.
- Phần vỏ tàu còn lại: Áp dụng hệ thống 2 thành phần thông thường. Hoặc tốt nhất nên sử dụng hệ thống sơn lót giàu kẽm.
- Phần bên trong con thuyền: Đây là thành phần ít có tiếp xúc với nước biển nên quá trình ăn mòn tự nhiên diễn ra chậm rãi. Vì vậy, loại sơn sử dụng cũng dễ dàng và không yêu cầu kỹ thuật cao hơn so với phần đáy tàu.
CÔNG TY CỔ PHẦN COLOR – TECH VIỆT NAM
Hotline: 0966 185 828
Website: https://color-techvietnam.com/
Email: info@color-techvietnam.com