Phương pháp thi công sơn chống thấm gốc dầu là giải pháp hữu hiệu để chống thấm dột hiệu quả cho bề mặt tường nhà, sàn nhà bê tông. Nếu như bạn đang tìm kiếm dòng sơn chống thấm nổi trội về độ bám dính, độ bền và có khả năng khô nhanh thì sơn gốc dầu chính là sự lựa chọn lý tưởng dành cho các nhà đầu tư. Vậy sơn chống thấm nên dùng loại nào tốt? Color – Tech Việt Nam sẽ giúp bạn tìm kiếm loại sơn phù hợp nhất cho công trình của bạn qua bài viết dưới đây.
Thế nào là sơn chống thấm gốc dầu?
Sơn chống thấm gốc dầu còn được gọi là sơn dầu chống thấm. Sản phẩm là hỗn hợp chứa các thành phần như pliolite và keo acrylic tổng hợp, dầu hạt lanh cùng một số phụ gia khác. Sau khi lớp sơn dầu thấm khô hoàn toàn sẽ tạo thành một lớp chống thấm giúp đẩy lùi hơi ẩm và nước. Nhờ khả năng chống thấm và chống ăn mòn hiệu quả nên sơn gốc dầu được sử dụng phổ biến cho các hạng mục thi công chống thấm ngoài trời như chống thấm sân thượng, ban công,…
Dòng sơn này là sơn lót chống kiềm gốc dung môi nên có đặc tính thẩm thấu cao, cho độ bám dính tốt trên bề mặt tường trong và ngoài trời..
Hướng dẫn thi công sơn chống thấm gốc dầu chuẩn theo kỹ thuật
Dưới đây là 3 bước thi công cơ bản của sơn dầu chống thấm theo đúng kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Đối với bề mặt cũ: Loại bỏ lớp sơn cũ, sử dụng bàn chà sắt, cây sủi, giấy nhám hoặc các dụng cụ chuyên dụng để chà nhám, mài sàn giúp làm sạch bề mặt sàn trước khi tiến hành thi công sơn chống thấm.
- Đối với bề mặt sàn mới: Cần đảm bảo độ ẩm bề mặt không vượt quá 16%. Ngoài ra, bề mặt cần được bảo dưỡng ít nhất từ 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Nếu trên sàn còn dầu mỡ, bụi bẩn bám trên bề mặt thì phải làm sạch hoàn toàn để đảm bảo sự khô thoáng, sạch sẽ.
Bước 2: Thực hiện thi công bột bả tường
Sử dụng bột bả để xử lý, khắc phục các vết nứt, khiếm khuyết để tạo độ láng mịn, bóng đẹp cho màng sơn.
Bước 3: Tiến hành thi công lớp sơn lót chống thấm dầu
Sau khi lớp bả đã khô thì tiếp tục thi công lớp sơn chống thấm lên bề mặt. Cần thực hiện sơn mỏng và đều tay, sơn từ 1 – 2 lớp sơn tùy theo yêu cầu kỹ thuật để đạt hiệu quả tối đa.
Ưu, nhược điểm sơn chống thấm gốc dầu
Sơn chống thấm gốc dầu có tốt không là thắc mắc mà rất nhiều chủ đầu tư quan tâm hiện nay. Để trả lời được câu hỏi trên, trước tiên cần xác định những ưu – nhược điểm mà sơn mang lại.
Ưu điểm
- Sơn gốc dầu cho khả năng chống chịu tia UV tốt, chịu mài mòn hiệu quả cùng độ bền màu cao theo thời gian sử dụng.
- Sử dụng sơn dầu chống thấm mang lại khả năng chống rêu mốc vĩnh viễn. Nhờ vào khả năng kéo giãn bề mặt tốt góp phần ngăn cản sự xuất hiện của các vết nứt trên bề mặt.
- So với sơn nước, sơn dầu chống thấm giúp hạn chế khả năng trầy xước tường nhà do va đập tốt hơn.
- Sơn gốc dầu chống thấm có độ bóng cao. Điều này làm tăng khả năng chống bám bẩn trên tường, dễ dàng lau chùi và tẩy rửa để loại bỏ các vết bụi bẩn trên mặt tường.
- Giảm thiểu tối đa hiện tượng ố vàng cho trần nhà và góc tường.
- Hệ màu sơn chống thấm gốc dầu đa dạng, màu sắc tươi sáng nên dễ dàng trong khâu trang trí để làm tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt.
Nhược điểm
- Mùi sơn gốc dầu nồng, gây khó chịu vì có chứa dung môi và gốc dầu. Vì vậy trong quá trình thi công cần sử dụng các phương pháp bảo hộ để tránh hít phải mùi sơn.
- Sơn gốc dầu có độ bóng cao nên khi nhìn dưới ánh sáng mặt trời sẽ bị chói, lóa.
- Độ bền của sơn gốc dầu thấp, sau một thời gian sử dụng sẽ dễ bị tách lớp, bong tróc.#